Mắc bệnh hiểm nghèo chợt nhận ra điều quý giá

Thứ tư - 01/02/2023 06:15
 

Sức khỏe là tài sản lớn nhất

Diễn viên Lý Băng Băng đã nói trong một talk show: “Sau một trận ốm nặng, tôi đột nhiên cảm thấy cơ thể không được tốt, dễ mệt mỏi, không còn sức lực như trước. Tôi chợt thấy mình không nỡ hành hạ bản thân nữa”.

Sau khi sống sót sau một căn bệnh nghiêm trọng, bạn sẽ hiểu, cái gọi là danh lợi, thăng chức tăng lương, mưu sự, những thứ bên ngoài này đều là mây trôi. Sống khỏe mạnh là tài sản lớn nhất của một người.

Một người dùng mạng xã hội đã chia sẻ câu chuyện của mình, từ năm 12 tuổi, anh đã nghiện thuốc lá. Người nhà và bạn bè đã cố gắng thuyết phục nhưng vô hiệu, anh vẫn hút thuốc và cảm thấy rất sảng khoái.

Cho đến một ngày, anh mắc bệnh hô hấp nặng phải vào khoa hô hấp của một bệnh viện lớn để khám. Sau khi khám, bác sĩ bảo anh không được hút thuốc nữa, nếu không sẽ bị ung thư phổi hoặc căn bệnh “ung thư bất tử” – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bác sĩ còn đặc biệt nói: “Có thời gian em có thể tự mình đi xem khoa ung bướu ở bên kia, xem bệnh nhân ung thư phổi đau đớn như thế nào”.

Sau đó, người này thực sự đến khoa ung bướu một lượt, cả đời này anh sẽ không bao giờ quên cảnh tượng đó. Anh nhìn thấy dáng vẻ tiều tụy của những bệnh nhân ung thư phổi, nhìn thấy họ khóc xé lòng vì những cơn đau dữ dội, nhìn thấy sự đau đớn, bất lực trong ánh mắt của người nhà bệnh nhân…

Từ đó, anh bỏ hẳn thuốc lá và thực sự hiểu câu nói sức khỏe là quý nhất.

Ảnh minh họa.

Cuộc sống thực ra là một lượng tài sản cố định mà Thượng đế đã gửi vào tài khoản của mỗi người, không ai biết nó là bao nhiêu, nhưng họ tiêu thụ nó hàng ngày. Sau khi rút quá mức, bạn không có khả năng hoàn trả. Bạn chỉ sống một lần và sức khỏe không thể lặp lại. Đừng đợi đến khi sức khỏe mất đi mới biết trân trọng, chưa kể đến việc rút cạn cơ thể một cách liều lĩnh chỉ vì bạn vẫn còn trẻ.

Trong cuộc sống, bạn có thể theo đuổi sự giàu có, làm việc chăm chỉ nhưng đừng hy sinh sức khỏe của mình như một điều kiện tiên quyết.

Về lâu dài, hy sinh sức khỏe không mua được hạnh phúc bền vững. Bởi vì, con người mất đi sức khỏe là mất đi tất cả.

Gia đình là chỗ dựa vĩnh cửu

Một người khi còn trẻ cảm thấy nơi nào cũng có người, chuyện của người khác là chuyện của mình, sau tuổi trung niên thì cảm thấy trên đời không còn gì khác ngoài gia đình.

Đồng nghiệp, bạn bè rồi sẽ ra đi, chỉ còn những người thân trong gia đình là ở lại.

Khi bạn gặp khó khăn, họ sẽ giải quyết vấn đề của bạn ngay khi có thể;

Khi bạn buồn, họ sẽ cố gắng làm bạn vui;

Khi bạn ốm đau phải nhập viện, họ sẽ chăm sóc chu đáo cho bạn về chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Dù vui hay buồn, nghèo hay giàu, khỏe mạnh hay ốm đau, gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho bạn.

Ảnh minh họa.

Hạnh phúc của một người ẩn trong sự hài lòng

Khi bạn bị sốt, bạn sẽ biết những ngày không sốt sảng khoái như thế nào;

Khi bạn ho, bạn sẽ thấy lúc khỏe mạnh bạn được nói chuyện dễ dàng như thế nào;

Khi bệnh lở loét lại phát triển, bạn chỉ có thể nằm co quắp mấy ngày, mới thấy ngày ngồi thẳng lưng thật là thích.

Không có may mắn hay hạnh phúc trong cuộc sống, chỉ có sự hài lòng. Nhưng thông thường, khi có sức khỏe, chúng ta ít khi biết trân trọng nó. Chỉ đến khi bị bệnh tật hành hạ mới hiểu được khỏe mạnh là điều may mắn biết bao.

Con người, luôn không biết trân trọng khi có được, đến khi mất đi mới thấy hối hận. Một căn bệnh nghiêm trọng có thể nhắc nhở chúng ta học cách hài lòng.

Hãy trân trọng tất cả những gì mình đang có, kể cả sức khỏe của bản thân, và tình yêu thương dành cho gia đình.

Tâm lý sẽ có những thay đổi gì sau khi trải qua một cơn bệnh hiểm nghèo?

Một người trả lời: “Tôi cảm thấy nhà và xe hơi là vật ngoài thân, tôi cảm thấy mức lương cao và thành tích công việc mà tôi theo đuổi trước đây không quan trọng đối với khái niệm thành công. Tôi chỉ muốn sống thật tốt và già đi cùng gia đình, cho dù tôi không làm gì”.

Trên thế giới này, ngoài sự sống và cái chết, mọi thứ đều tầm thường. Nhiều thứ bạn quan tâm như thăng chức tăng lương, đổi nhà to hơn, mua hàng hiệu nổi tiếng,… thực ra không cần quá vất vả. Bởi vì, khi bạn đang nằm trên giường bệnh và chịu đựng sự dày vò của bệnh tật, điều bạn nghĩ trong thâm tâm là mau khỏi bệnh và mau bình phục chứ không phải những thứ bên ngoài khác.

Khỏe mạnh, có người thân bên cạnh, không lo cơm ăn áo mặc đã là một loại hạnh phúc. Điểm khởi đầu của hạnh phúc đến từ sự hài lòng.

Trong tiểu thuyết “Nhật ký của Susan” có đoạn: “Nếu bạn nghĩ về cuộc sống như một trò chơi tung hứng năm quả bóng, thì năm quả bóng đó là công việc, gia đình, sức khỏe, bạn bè và sự chính trực. Bạn tung quả bóng lên không trung và trò chơi bắt đầu.

Một ngày nào đó, bạn sẽ thấy rằng công việc là một quả bóng cao su, nếu rơi xuống đất, nó sẽ nảy trở lại;

Bốn quả bóng còn lại đều làm bằng thủy tinh, một khi rơi xuống sẽ bị mòn, nứt thậm chí vỡ vụn.

Mất việc thì có thể tìm lại được, tiêu tiền thì có thể kiếm lại được, nhưng mất sức khỏe thì không bao giờ lấy lại được.

Vì vậy, trước khi quá muộn, hãy đặt sức khỏe lên hàng đầu, chăm sóc cơ thể thật tốt, ngủ đủ giấc, không thức khuya, không ăn quá no. Dành thời gian cho gia đình, trò chuyện với họ, quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.

Cuộc đời không dài, đừng phụ lòng những người yêu thương bạn, đừng bỏ bê cơ thể mình. Hãy học cách trân trọng và biết bằng lòng, thì dẫu tháng ngày đơn điệu cũng sẽ tỏa sáng rực rỡ.

Thùy Linh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây