Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Thứ năm - 25/04/2024 17:20
 

Lầu Năm Góc từ lâu đã chuẩn bị chuyển đạn dược cho Ukraine. Chúng sẵn sàng được gửi qua Ba Lan và các trung tâm hậu cần của Quân đội Mỹ ở Đức.

Sau sự đồng ý từ Washington, mọi thứ đã bắt đầu diễn biến rất nhanh: các chuyến hàng đạn dược của Mỹ sắp đến Ukraine từ Ba Lan và cả từ Đức cũng như các nước EU khác.

Binh sĩ Ukraine, xe vũ trang và vụ nổ gần Donetsk. Ảnh: AP

Thiếu đạn dược, quân đội Ukraine đang phải chịu sự tấn công bằng pháo binh lớn từ lực lượng Nga ở mặt trận phía đông và hầu như không thể bắn trả.

Chuyên gia an ninh người Đức Nico Lange nói với DW rằng "Lầu Năm Góc đã đóng gói' sẵn vũ khí và "cất chúng vào đúng nơi sẵn sàng khởi hành", chỉ cần Quốc hội Mỹ thông qua là có thể ngay lập tức chuyển tới Ukraine.

Lange cho biết kể từ khi Nga tấn công vào tháng 2 năm 2022, Ukraine đã xây dựng "hậu cần phi tập trung" để vận chuyển vũ khí. Ông nói: “Các nguồn cung cấp không phải tất cả đều được chất lên một chuyến tàu, sau đó sẽ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu mà được phân bổ trên các chuyến tàu khác nhau, thường chạy vào ban đêm”.

Nhờ sự hỗ trợ quốc tế, Ukraine hiện cũng có sẵn một đội xe vận tải hạng nặng để giao hàng bằng đường bộ. Ukraine áp dụng lệnh giới nghiêm vào ban đêm, điều này khiến lực lượng trinh sát mục tiêu của Moscow gặp khó khăn hơn trong việc xác định tuyến đường tiếp tế.

Kho đạn dược lớn nhất của lực lượng vũ trang Mỹ bên ngoài nước Mỹ nằm ở phía tây nam nước Đức. Kho đạn Miesau nằm ngay gần Ramstein, căn cứ Không quân Mỹ lớn nhất ở Châu Âu, thuộc bang Rhineland Palatinate của Đức.

Gói viện trợ mới lần đầu tiên sẽ bao gồm đạn pháo ATACMS với tầm bắn 300 km. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ phê duyệt loại vũ khí có tầm bắn 150 km, tương tự như Scalps và Storm Shadows do Pháp và Anh cung cấp.

Christian Mölling, người đứng đầu Trung tâm An ninh và Quốc phòng tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, nói với DW rằng ông tin rằng gói viện trợ mới của Mỹ trên hết sẽ giảm bớt một số áp lực lên các đồng minh của Ukraine ở châu Âu.

Tuy nhiên, Mölling cho biết ông không tin rằng viện trợ của Mỹ ở quy mô này có thể tiếp tục được duy trì.

Mai Anh (theo DW)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây