Thủ phạm đứng sau vụ đánh cắp kênh YouTube của Độ Mixi và Quang Linh Vlog là ai?

Thứ tư - 03/04/2024 12:05
 

Theo đó, các video được đăng tải trên hai kênh này đều là về công ty có tên là Ripple cũng như phân tích, quảng bá về công nghệ blockchain và thị trường tiền số.

Theo Forbes, Ripple là công ty đứng sau đồng tiền số XRP. Ripple hay Ripple Labs là công ty công nghệ blockchain được thành lập năm 2012 tại San Francisco, California, Mỹ. Đây là một trong những công ty thế hệ đầu tiên trong ngành công nghiệp Blockchain.

Tuy nhiên, hiện tại lý do blockchain đời đầu ở Mỹ lại có liên quan tới vụ hack Youtube của các youtuber Việt Nam vẫn chưa được làm rõ. Trước sự cố này, không ít người đã đặt câu hỏi "Liệu đây là cách mà Ripple đang áp dụng để quảng bá sản phẩm của mình hay chỉ là hành động của một số cá nhân đơn lẻ?".

Kênh YouTube của Độ Mixi bị biến thành kênh quảng bá của dự án tiền số Ripple.

Trước đó vào sáng ngày 2/4, kênh YouTube MixiGaming thuộc sở hữu của game thủ Độ Mixi (tên thật là Phùng Thanh Độ) đã bị hacker chiếm quyền kiểm soát. Ngay lập tức, tất cả thông tin về tên kênh, ảnh đại diện, ảnh bìa đều bị thay đổi. Toàn bộ video cũ bị ẩn và hacker sử dụng kênh để livestream tiền ảo. Thông tin này ngay sau đó khiến cư dân mạng không khỏi xôn xao.

Ngay sau đó, Độ Mixi tìm cách liên hệ từ phía các network YouTube mà anh tham gia để được hỗ trợ khắc phục sự cố. Cùng ngày, Độ Mixi thông báo đã được hỗ trợ lấy lại kênh lúc 16h chiều. Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau, kênh lại tiếp tục bị chiếm quyền. Nam streamer quyết định tạm dừng công việc để xử lý triệt để vấn đề này.

Hiện tại, quyền kiểm soát kênh đã được YouTube trả lại cho chủ kênh MixiGaming. Tuy nhiên, việc bị chiếm đoạt tài khoản trong hơn một ngày qua khiến chủ tài khoản chịu thiệt hại về lượng xem, tổng số theo dõi.

Trước khi bị "hack" kênh có khoảng 7,32 triệu người đăng ký. Có thời điểm, con số hiện hiển thị trên nền tảng là 7,28 triệu. Như vậy, kênh MixiGaming đã mất 40.000 follower trong thời gian ngắn. Theo dữ liệu từ Social Blade, tài khoản nói trên phải mất gần 30 ngày để tăng 40.000 người theo dõi.

Quang Linh Vlogs xác nhận kênh YouTube bị hack trên trang Facebook chính thức. Theo đó, kênh của Quang Linh cũng bị hacker đổi tên kênh sang tên một đồng tiền số giống Độ Mixi.

Không chỉ Độ Mixi, tối cùng ngày, một kênh YouTube có lượng người theo dõi lớn khác của Việt Nam đó là "Quang Linh Vlogs - Cuộc sống ở Châu Phi", với hơn 3,83 triệu người theo dõi, cũng đã bị hacker chiếm quyền kiểm soát.

Trên trang Facebook chính thức của Quang Linh Vlogs, YouTuber này đã thừa nhận kênh YouTube của mình bị hacker chiếm quyền kiểm soát. May mắn hơn một chút, toàn bộ video trên kênh vẫn được giữ nguyên và chưa thực hiện livestream về tiền số.

Không chỉ Độ Mixi và Quang Linh Vlogs, mà trong ngày 2/4, nhiều kênh Youtube có lượng theo dõi lớn tại Việt Nam cũng đã bị tin tặc tấn công và chiếm quyền kiểm soát.

Trong số đó có thể kể đến kênh Youtube "Thế Nhân Vlogs - Cuộc sống ở Châu Phi", với hơn 1,21 triệu người theo dõi và kênh "Đông Paulo Vlogs - Cuộc sống ở Châu Phi" với hơn 810 ngàn người theo dõi. Đây là 2 kênh YouTube cùng chung hệ thống với kênh YouTube của Quang Linh Vlogs và cũng có nội dung video về cuộc sống hàng ngày tại châu Phi.

Hiện tại 2 kênh YouTube Thế Nhân Vlogs và Đông Paulo Vlogs cũng đã bị đổi tên thành Ripple, cũng như đổi ảnh bìa và ảnh đại diện giống như trên kênh Youtube của Quang Linh Vlogs. Do vậy, không loại trừ khả năng tin tặc đã tấn công vào hệ thống chung của 3 kênh YouTube này để chiếm quyền kiểm soát kênh.

Trước sự việc trên, bởi đây là trường hợp thứ 2 trong cùng ngày, một nhân vật có sức ảnh hưởng với cộng đồng bị tấn công kênh YouTube.

Việc hàng loạt kênh YouTube được yêu thích và có lượng người theo dõi lớn tại Việt Nam đồng loạt bị hacker tấn công và chiếm quyền điều khiển đang khiến cộng đồng mạng vô cùng bất ngờ và không khỏi cảm thấy hoang mang.

Việc những kênh YouTube có lượng người theo dõi lớn bị hacker tấn công, lấy quyền livestream sau đó đăng video lừa đảo về tiền điện tử. Tại Việt Nam, những vụ việc tương tự xuất hiện liên tục từ 2020-2022, trong giai đoạn tăng trưởng mạnh của ngành blockchain.

Đơn cử như vào cuối tháng 5/2022, kênh YouTube của nhóm hài FapTV với hơn 13,3 triệu người theo dõi đã bị hacker tấn công và chiếm quyền điều khiển. Tuy nhiên, chỉ sau vài giờ bị chiếm đoạt, phía FapTV đã lấy lại kênh YouTube của mình và xóa những đoạn video mà hacker đã đăng trên kênh.

Hiện tại, khi Bitcoin lập đỉnh mới, tình trạng nói trên bắt đầu xuất hiện trở lại.

Tú Diệp (t/h)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây